Chúa Nhật 15 Thường Niên

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh

 

A.        "Một ngày kia, khi rời nhà, Chúa Giêsu ra ngồi bên bờ hồ.  Có những đám người tụ họp chung quanh Người, đông đến nỗi Người đi ngồi trong một cái thuyền, và đám đông đứng dọc theo bờ hồ. Người dùng những dụ ngôn mà nói dài với họ như thế này: 'Vào một hôm, có người nông phu đi gieo. Phần th́ rơi trên vệ đường, chim trời đến nhặt mất. Phần th́ rơi trên đá sỏi, nơi ít đất. V́ ít đất, nó lập tức mọc lên, thế nhưng đến khi mặt trời mọc lên gay gắt, nó bắt đầu héo úa v́ không đâm rễ. Cũng thế, phần hạt giống rơi vào các bụi gai, mọc lên và bị chết nghẹt. Cuối cùng là phần rơi trên đất tốt, trổ sinh hạt miến cả trăm lần, hay sáu mươi lần, hay ba mươi lần": "Như mưa và tuyết từ trời rơi xuống không trở về cho đến khi chúng tưới dội trái đất, làm trái đất ph́ nhiêu và trổ sinh hoa trái, cho kẻ gieo có hạt giống cũng như cho người ăn có bánh dùng, th́ lời phát ra từ miệng của Ta cũng thế' nó sẽ không trở về với Ta một cách luống công vô ích, song sẽ thực hiện ư muốn của Ta, đạt được mục đích mà Ta sai phái" -  "Hạt giống rơi vào đất tốt, và sinh hoa kết qủa"' "Thật thế, toàn thể tạo vật ngong ngóng trông đợi việc tỏ hiện của con cái Thiên Chúa. Tạo vật bị lệ thuộc vào sự hư hoại, không phải do chúng tự ư muốn, mà là bởi Đấng một lần đă bắt nó lụy thuộc' tuy nhiên không phải là không có hy vọng ǵ, v́ chính thế gian sẽ được giải thoát khỏi t́nh trạng nô lệ mà thông phần vào niềm tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa. Phải, chúng ta biết rằng tất cả mọi tạo vật rên rỉ quằn quại măi cho đến nay. Không những thế gian mà cả chính chúng ta nữa, dù chúng ta có Thần Linh là những hoa trái đầu mùa, cũng rên xiết tâm can trong khi chúng ta đợi chờ việc cứu độ của thân xác ḿnh".

B-        "Chúa Giêsu triệu tập 12 Vị và bắt đầu sai các vị đi, cứ hai người một, ban cho các vị quyền bính trên các thần ô uế. Người dặn bảo các vị... Nghe nhận, các vị lên đường đi rao giảng việc cần phải ăn năn hối cải. Các vị khu trừ nhiều ma qủi, xức dầu bệnh nhân và ra tay chữa trị tật nguyền bệnh hoạn": "Amos đáp lời Amaziah (tư tế xứ Bethel): 'Tôi không phải là tiên tri, cũng không thuộc về nhóm các vị tiên tri' tôi là một mục tử và là một kẻ hái sung. Chúa đă tách tôi ra khỏi việc chăn nuôi đàn vật mà nói cùng tôi: Hăy đi nói tiên tri với dân -ch-Diên của Ta" - "Lạy Chúa, xin tỏ ḷng từ bi Chúa cho chúng tôi, và ban ơn cứu rỗi cho chúng tôi"' "Thiên Chúa đă tuyển chọn chúng ta trong Người trước khi có thế gian, cho được thánh hảo và tinh tuyền trước nhan Ngài, được đầy yêu thương' đồng thời, nhờ Đức Giêsu Kitô, Ngài cũng tiền định cho chúng ta được làm nghĩa tử của Ngài, theo ư muốn thỏa thích của Ngài, để tất cả chúng ta có thể chúc tụng hồng ân linh thiêng mà Ngài đă ban cho chúng ta trong Con Yêu Dấu của Ngài...Thiên Chúa đă ban cho chúng ta khôn ngoan để thấu hiểu một mầu nhiệm, một dự án mà Ngài đă ấn định nơi Đức Kitô, được thực hiện khi thời gian viên trọn: đó là đem tất cả mọi sự trên trời dưới đất đặt dưới quyền lănh đạo của Đức Kitô".

C-        "Một lần kia, có một luật sĩ đứng lên đặt vấn đề với Người: 'Thưa Thày, tôi phải làm ǵ để được hưởng sự sống trường sinh?... Ai là tha nhân của tôi?' Chúa Giêsu đáp: 'Có một người đi từ Gia-Liêm đến Giêricô bị lọt vào tay bọn cướp. Chúng bóc lọt, đánh đập, rồi bỏ người này trong t́nh trạng thoi thóp mà đi. Xẩy ra có một vị tư tế đi cùng đường' thấy người này song cứ đi. Cũng có một thày Lêvi đi cùng đường' cứ đi khi thấy người này. Nhưng có một người Samaritanô đi ngang chỗ người này, thấy vậy th́ động ḷng thương... Vậy theo ư của ông, ai trong ba vị này là tha nhân đối với người bị lọt vào tay bọn cướp?'. Câu trả lời là: 'Chính vị đă đối xử nhân hậu với người này'. Chúa Giêsu nói với ông ta: 'Thế th́ ông hăy đi mà làm theo như vậy'": "Moisen nói cùng dân chúng: 'Các người trở về cùng Chúa là Thiên Chúa của ḿnh, bằng cả tâm can và linh hồn ḿnh, chỉ khi nào các người lắng nghe tiếng Chúa là Thiên Chúa của các người, cùng tuân giữ các giới răn và huấn lệnh của Ngài được viết trong cuốn sách lề luật này. V́ mệnh lênh mà ta truyền cho các người hôm nay đây không quá sâu nhiệm hay xa xôi ǵ đối với các người cả... Không, nó là điều rất gần gũi các người, ở ngay trong miệng của các người và trong tâm khảm của các người' các người chỉ việc mang ra thực hành mà thôi'" - "Các bạn khiêm cung, các bạn t́m kiếm Chúa, ḷng các bạn hăy hồi sinh" (ở đây, theo Sách Lễ Tiếng Anh, câu đáp ca là "Turn to the Lord in your need, and you will live" - "Trong lúc thiếu thốn, các bạn hăy hướng về Chúa th́ các bạn sẽ được sống")' "Đức Giêsu Kitô là h́nh ảnh Thiên Chúa vô h́nh, là trưởng tử của tất cả mọi tạo vật. Nơi Người mà mọi sự trên trời dưới đất được tạo dựng... Người chính là đầu của thân thể, đó là Giáo Hội' Người, Đấng khởi sự, là trưởng tử của kẻ chết, để Người là thủ lănh trong mọi sự. Thiên Chúa hài ḷng đặt sự viên măn tuyệt đối nơi Người, và nhờ Người, nhờ máu của thập giá Người, mà ḥa giải mọi sự cho được an b́nh nơi bản thân Người, tôi nói là mọi sự, cả dưới đất cũng như trên trời".

 

 

Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

 

"Thời gian đă viên trọn. Triều Đại Thiên Chúa đă đến! Hăy cải thiện đời sống và tin vào Phúc Âm" (Phúc Âm Chúa Nhật 3 Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh năm B),  như trang 294 nhận định, "đó là chủ đề của toàn Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, được thể hiện qua Phụng Vụ Lời Chúa ở từng Chúa Nhật trong Mùa". Trong Chúa Nhật 15 Thường Niên tuần này, qua Phụng Vụ Lời Chúa cho cả chu kỳ 3 năm, "triều đại Thiên Chúa đă đến" nơi Lời của Thiên Chúa như hạt giống được gieo xuống, qua việc rao giảng của các vị thừa sai, để làm cho con người trổ sinh hoa trái.

 

Trước hết, "triều đại Thiên Chúa đă đến" nơi Lời của Thiên Chúa như hạt giống được gieo xuống, được chứng thực qua Phụng Vụ Lời Chúa năm A. Bài Phúc Âm của Chúa Nhật 15 Thường Niên năm A theo thánh Mathêu tuần này, về "người nông phu đi gieo", với bài Phúc Âm của Chúa Nhật 11 Thường Niên năm B theo thánh Marcô 4 tuần trước, tức là bài Phúc Âm, ở phần đầu, có dụ ngôn về "một người gieo hạt xuống đất", hơi khác nhau ở tác nhân gieo. Nếu "một người gieo hạt xuống đất" đây, như trang 347 đă diễn giải, "c̣n ai ngoài Thiên Chúa", th́ "người nông phu đi gieo" đây chính là Lời nhập thể, đúng như Chúa Giêsu đă tự xác nhận trong bài Phúc Âm của Chúa Nhật 16 Thường Niên, cũng năm A, tuần tới: "Người nông phu gieo giống tốt là Con Người". Về hạt giống được gieo ở đây, theo bài đọc thứ nhất, đó là "lời phát ra từ miệng của Ta (Thiên Chúa)". Tuy nhiên, theo bài Phúc Âm năm A tuần này, hạt giống Lời Chúa, trên thực tế, có sinh hoa kết trái hay không, nhiều hay ít, h́nh như bị lệ thuộc vào điều kiện của môi trường, đến nỗi hoàn toàn bị môi trường hóa. Không phải hay sao, trong phần cuối của bài Phúc Âm năm A hôm nay, Chúa Giêsu đă dẫn giải về ư nghĩa hạt giống trong dụ ngôn của Người là: "Hạt giống rơi trên vệ đường... Hạt giống rơi trên sỏi đá... Hạt giống rơi vào các bụi gia... Hạt giống rơi vào đất tốt... là người nghe sứ điệp về triều đại Thiên Chúa"? Thế nhưng, theo nguyên tắc, dù đất có tốt mấy đi nữa, cũng không thể nào tự ḿnh trổ sinh hoa trái, nếu không có hạt giống thế nào, th́, hoàn toàn đúng như bài đọc thứ nhất qủa quyết: "Lời phát ra từ miệng của Ta sẽ không trở về với Ta một cách luống công vô ích, song sẽ thực hiện ư muốn của Ta, đạt được mục đích mà Ta sai phái". "Đất" mà hạt giống Lời Chúa được gieo xuống đây, theo bài đọc thứ hai, không c̣n là một mảnh đất tốt nữa, v́ nó tiêu biểu cho "tạo vật bị lệ thuộc vào sự hư hoại", nghĩa là, một mảnh đất xấu, nơi mà "tất cả mọi tạo vật rên rỉ quằn quại măi cho đến nay". Tuy nhiên,  v́ đất tự ḿnh không thể trổ sinh hoa trái, thêm vào đó, lại bị xấu, v́ lư do, như bài đọc thứ hai nhận định, "không phải tự ư muốn, mà là bởi Đấng một lần đă bắt nó lụy thuộc", nên Lời Chúa c̣n có tác dụng, như bài đọc thứ nhất diễn tả: "Như mưa và tuyết từ trời rơi xuống không trở về cho đến khi chúng tưới dội trái đất, làm trái đất ph́ nhiêu (để có thể) trổ sinh hoa trái". "Hạt giống rơi vào đất tốt, và (tất nhiên) sinh hoa kết qủa", đúng như câu đáp ca đă tuyên nhận. Phải, theo dự án cứu rỗi của Thiên Chúa, v́ "'triều đại Thiên Chúa đă đến' nơi Lời của Thiên Chúa như hạt giống được gieo xuống đất" (trang 381) mà, như bài đọc thứ hai đă qủa quyết: "Toàn thể tạo vật ngong ngóng trông đợi việc tỏ hiện của con cái Thiên Chúa... Chính thế gian sẽ được giải thoát khỏi t́nh trạng nô lệ mà thông phần vào niềm tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa", thành phần "nghe sứ điệp về triều đại Thiên Chúa".

 

Sau nữa, "triều đại Thiên Chúa đă đến" nơi Lời của Thiên Chúa như hạt giống được gieo xuống, qua việc rao giảng của các vị thừa sai, được chứng thực qua Phụng Vụ Lời Chúa năm B. Bài Phúc Âm Chúa Nhật 15 Thường Niên năm B tuần này là bài Phúc Âm thứ ba nói đến việc Chúa Giêsu sai đi rao giảng. Bài Phúc Âm nhắc đến việc sai đi này của Người, đầu tiên, là bài Phúc Âm Chúa Nhật 11 Thường Niên năm A theo thánh Mathêu, sau đó, tới bài Phúc Âm Chúa Nhật 14 năm C theo thánh Luca. Tuy nhiên, mỗi bài Phúc Âm, xét theo mối liên hệ với toàn bộ Phụng Vụ Lời Chúa cho cả chu kỳ 3 năm cũng như cho riêng chu kỳ trong năm của ḿnh, lại giăi bày một ư nghĩa khác nhau. Riêng Chúa Nhật năm B tuần này, bài Phúc Âm thuật lại việc "Chúa Giêsu triệu tập 12 Vị và bắt đầu sai các vị đi, cứ hai người một...", nếu liên kết với thân mệnh của tiên tri Amos trong bài đọc thứ nhất, "Chúa đă tách tôi ra khỏi việc chăn nuôi đàn vật mà nói cùng tôi: Hăy đi nói tiên tri với dân -ch-Diên của Ta", th́ qủa thật vai tṛ rao giảng của các vị thừa sai có một liên hệ hết sức mật thiết với Lời của Thiên Chúa. Đi rao giảng, các vị thừa sai, tiếp nối công việc của Chúa Kitô và như Chúa Kitô, cũng chẳng khác ǵ như "người nông phu đi gieo" (Phúc Âm năm A). V́ sứ mạng cao trọng và quan trọng như vậy, các vị thừa sai (bao gồm toàn thể Giáo Hội nói chung và mỗi Kitô hữu nói riêng) là thành phần, như bài đọc thứ hai nói đến: "Thiên Chúa đă tuyển chọn... trong Người (Đức Kitô) trước khi có thế gian, cho được thánh hảo và tinh tuyền trước nhan Ngài, được đầy yêu thương", cũng là thành phần "Thiên Chúa đă ban cho... khôn ngoan để thấu hiểu một mầu nhiệm, một dự án mà Ngài đă ấn định nơi Đức Kitô, được thực hiện khi thời gian viên trọn: đó là đem tất cả mọi sự trên trời dưới đất đặt dưới quyền lănh đạo của Đức Kitô". Như thế, "lời phát ra từ miệng của Ta... sẽ không trở về với Ta một cách luống công vô ích, song sẽ thực hiện ư muốn của Ta, đạt được mục đích mà Ta sai phái" (bài đọc 1 năm A), không phải hay sao, chính là "dự án mà Ngài đă ấn định nơi Đức Kitô, được thực hiện khi thời gian viên trọn: đó là đem tất cả mọi sự trên trời dưới đất đặt dưới quyền lănh đạo của Đức Kitô".

 

Sau hết, "triều đại Thiên Chúa đă đến" nơi Lời của Thiên Chúa như hạt giống được gieo xuống, bởi các vị thừa sai, cho con người trổ sinh hoa trái, được chứng thực qua Phụng Vụ Lời Chúa năm C. "Hoa trái" của hạt giống Lời Chúa được gieo xuống đất thế gian đây là ǵ, nếu không phải là "sự sống trường sinh", và "hạt giống rơi vào đất tốt là người lănh nhận sứ điệp về triều đại của Thiên Chúa mà nhận lấy" (Phúc Âm năm A) đây là ǵ, nếu không phải là họ "được hưởng sự sống trường sinh", như ước vọng của "một luật sĩ đứng lên đặt vấn đề với Người (Chúa Giêsu)", ở bài Phúc Âm năm C tuần này. Phải, "trong lúc thiếu thốn, các bạn hăy hướng về Chúa th́ các bạn sẽ được sống", đúng như câu đáp ca kêu gọi. Thật vậy, "sự sống trường sinh" đây chính là cái nhân của hạt giống Lời Chúa, tức là nội dung, là Tin Mừng của lời các vị thừa sai rao giảng, là chính Đấng mà bài đọc thứ hai tuyên xưng, đó là "Đức Giêsu Kitô là h́nh ảnh Thiên Chúa vô h́nh, là trưởng tử của tất cả mọi tạo vật. Nơi Người mà mọi sự trên trời dưới đất được tạo dựng... Người chính là đầu của thân thể, đó là Giáo Hội' Người, Đấng khởi sự, là trưởng tử của kẻ chết, để Người là thủ lănh trong mọi sự. Thiên Chúa hài ḷng đặt sự viên măn tuyệt đối nơi Người, và nhờ Người, nhờ máu của thập giá Người, mà ḥa giải mọi sự cho được b́nh an nơi bản thân Người, tôi nói là mọi sự, cả dưới đất cũng như trên trời". V́ "sự sống trường sinh" là nhân của hạt giống Lời Chúa đă được gieo xuống đất thế gian, nơi "ai có tai nghe th́ hăy nghe" (Phúc Âm năm A), mà việc "được hưởng sự sống trường sinh", như bài đọc thứ nhất mách bảo: "là điều rất gần gũi các người, ở ngay trong miệng của các người và trong tâm khảm của các người' các người chỉ việc mang ra thực hành mà thôi". Thế nhưng, theo bài Phúc Âm, để "được hưởng sự sống trường sinh", nghĩa là để "thực hành" làm cho hạt giống Lời Chúa trổ sinh hoa trái nơi ḿnh, con người không phải chỉ có việc "tuân giữ các giới răn và huấn lệnh của Ngài (Thiên Chúa) được viết trong cuốn sách lề luật" (bài đọc 1), như kiểu của vị tư tế hay thày Lêvi được Chúa Giêsu viện dẫn cho dụ ngôn "ai là tha nhân của tôi" trong bài Phúc Âm năm C tuần này, trái lại, phải như tinh thần và hành động "đầy yêu thương" (bài đọc 2 năm B) của người Samaritanô nhân ái. Như thế, hoa trái của hạt giống Lời Chúa, tự bản chất là "sự sống trường sinh", theo tác dụng lại chính là ḷng yêu thương tha nhân. T́nh trạng "đầy yêu thương" này, như trong bài đọc thứ hai năm A đề cập, không phải là "việc tỏ hiện của con cái Thiên Chúa" hay sao, một việc tỏ ra "niềm tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa", làm cho cả "thế gian sẽ được giải thoát khỏi t́nh trạng nô lệ", để thực hiện dự án của Thiên Chúa được bài đọc 2 năm B đă nhắc đến, "đó là, đem tất cả mọi sự trên trời dưới đất đặt dưới quyền lănh đạo của Đức Kitô".

 

            Lạy Cha chúng con ở trên trời, "nhờ Đức Giêsu Kitô, (Cha) tiền định cho chúng (con) được làm nghĩa tử của (Cha), theo ư muốn thỏa thích của (Cha), để tất cả chúng (con) có thể chúc tụng hồng ân linh thiêng mà (Cha) đă ban cho chúng (con) trong Con Yêu Dấu của (Cha) (bài đọc 2 năm A). Xin Cha cho chúng con luôn luôn biết "trở về cùng (Cha) là Thiên Chúa của (chúng con), bằng cả tâm can và linh hồn của (chúng con), (ở chỗ, chúng con) lắng nghe tiếng (Cha) là Thiên Chúa của (chúng con)" (bài đọc 1 năm C), để một khi gieo xuống ḷng chúng con, "lời phát ra từ miệng của Cha sẽ thực hiện ư muốn của (Cha), đạt được mục đích mà (Cha) sai phái" (bài đọc 1 năm A), đó là làm  cho chúng con càng ngày càng "được hưởng sự sống trường sinh" (Phúc Âm năm C), tràn ra từ "sự viên măn tuyệt đối nơi (Đức Kitô)" (bài đọc 2 năm C), "trưởng tử của tất cả mọi tạo vật... đầu của thân thể Giáo Hội... trưởng tử của kẻ chết" (bài đọc 2 năm C).